Bạn là người thường xuyên theo dõi các trận đấu bóng đá thì sẽ không hề cảm thấy lạ lẫm đối với các pha đá phạt góc. Đây là một tình huống giống với các hình thức đá phạt trực tiếp khác. Hôm nay, hãy cùng nhà cái Bongbet tìm hiểu một cách chi tiết về phạt góc là như nào nhé!
Giải thích đá phạt góc trong bóng đá
Vào thời điểm năm 1872, Liên đoàn bóng đá Anh đã thông qua và công nhận chính thức cho các tình huống đá phạt góc. Đây là một hình thức cho trận đấu tiếp tục diễn ra khi bóng chạm vào cầu thủ đội phòng ngự trước khi lăn qua hết đường biên ngang. Được biết, phạt góc được phát minh lần đầu tại Sheffield, Anh vào năm 1867.
Theo luật bóng đá mới nhất, một tình huống được phép thực hiện phạt góc hợp lệ là khi bóng lăn qua hết đường biên ngang dù ở trên không hoặc mặt đất. Đáng chú ý, trước khi bóng đi hết đường biên thì đội phòng ngự (bao gồm thủ môn) phải là những người chạm bóng cuối cùng.
Tại các trận đấu bóng đá, những trợ lý trọng tài sẽ là người thông báo cho trọng tài chính biết tình huống nào là hợp lệ để thực hiện phạt góc. Họ sẽ dùng lá cờ của mình để chỉ vào khung phạt góc khi xác định được một tình huống bóng hợp lệ. Ngày nay, công nghệ VAR cũng sẽ được áp dụng cho việc hỗ trợ trọng tài xác định các pha bóng phạt góc.
Luật phạt góc trong bóng đá
Bạn có hiểu kỹ càng về luật đá góc trong môn thể thao vua không? Nếu chưa nắm rõ thì hãy tìm hiểu cùng thể thao Bongbet thông qua nội dung dưới đây nhé.
Luật đá góc chi tiết
Theo luật của bóng đá hiện tại, đá phạt góc được quy định như sau:
-
Trái bóng bắt buộc phải được đặt trong khung tròn phạt góc ở vị trí gần với cột cờ góc.
-
Không ai được phép di chuyển cột cờ góc trong mọi tình huống.
-
Đội phòng ngự phải đứng cách xa bóng khoảng cách tối thiểu 9m15.
-
Người đá phạt góc phải thuộc đội đang tấn công.
-
Người thực hiện đá góc không được phép chạm bóng lần thứ 2 khi bóng chưa chạm vào một trong những cầu thủ còn lại ở trên sân.
Luật khi người đá phạt góc không phải thủ môn
Đầu tiên, khi người thực hiện đá góc đưa bóng trở lại cuộc chơi và tiếp tục chạm bóng lần 2 khi chưa qua bất kỳ ai thì đội bóng ngự sẽ được hưởng một quả phạt gián tiếp. Vị trí để thực hiện quả đá phạt sẽ ở đúng nơi mà đội tấn công vừa mắc lỗi.
Với việc người thực hiện đá góc chạm bóng lần thứ 2 bằng tay mà chưa chạm bất kỳ cầu thủ nào khác thì đội phòng ngự sẽ được đá phạt trực tiếp. Vị trí để thực hiện cũng chính là nơi mà cầu thủ nói trên mắc lỗi. Đáng chú ý, nếu vị trí phạm lỗi ở trong vòng cấm đội tấn công thì đội phòng ngự sẽ được hưởng phạt đền.
Luật khi thủ môn là người đá góc
Cũng giống với các vị trí khác trên sân, nếu thủ môn thực hiện đá phạt góc và chạm bóng lần thứ 2 liên tiếp khi chưa qua bất kỳ ai thì đội đối diện sẽ được phạt gián tiếp. Vị trí cho quả phạt cũng là nơi thủ môn đã phạm phải lỗi.
Nếu thủ môn dùng tay chơi bóng ở tình huống đó thì đội phòng ngự sẽ được hưởng một quả đá phạt trực tiếp. Đáng chú ý, nếu họ mắc lỗi ở trong vòng cấm đội mình thì đối phương chỉ được nhận một tình huống đá phạt gián tiếp chứ không phải phạt đền.
Ngoài các lỗi trên, các tình huống phạm luật khác nếu diễn ra thì quả phạt góc sẽ được trọng tài yêu cầu thực hiện lại. Bạn đã lưu ý kỹ những điều này nhé!
Xem thêm: Tin Nhanh Thể Thao – Cập Nhật Sự Kiện Hot Trong Ngày
Thế nào là chiến thuật đá phạt góc?
Bóng đá là một môn thể thao tập thể và có yếu tố chiến thuật rất cao. Do vậy khi các tình huống phạt góc diễn ra sẽ là lúc các huấn luyện viên thực hiện điều chỉnh về chiến thuật. Cụ thể như sau:
Chiến thuật cho đội tấn công
Tùy vào từng thế trận và chiến thuật của huấn luyện viên mà các cầu thủ sẽ có những cách thực hiện phạt góc khác nhau. Họ có thể áp dụng một trong những cách phối hợp sau:
-
Chuyền ngắn để phối hợp.
-
Chuyền dài để đồng đội bên trong vòng cấm đánh đầu.
-
Sút thẳng vào trực tiếp
Thông thường, cầu thủ đá phạt góc sẽ dùng những đường chuyền dài vào vị trí của đồng đội đang đứng trong khu vực vòng cấm đối thủ. Các hướng treo bóng bổng thường rơi vào khu vực ở một trong hai phía cột dọc khung thành hoặc chấm đá phạt đền.
Để áp dụng tốt cách đá này, người thực hiện phải là người có khả năng chuyền bóng rất tốt. Bên cạnh đó, đồng đội phải có khả năng chọn vị trí, đánh đầu tốt và có sự sắp xếp nhân sự hợp lý trong khu vực vòng cấm đối thủ.
Trong một số trận đấu, người thực hiện đá phạt góc sẽ chọn cách dùng một đường chuyền ngắn cho đồng đội của mình để phối hợp. Sau đó họ sẽ luân chuyển bóng vào khu vực thuận lợi hơn. Điều này đòi hỏi sự ăn ý của một nhóm từ 2 đến 3 cầu thủ đứng ở vị trí gần với khu phạt góc để có thể mở ra các tình huống dễ ghi bàn. Phương pháp này sẽ được áp dụng mỗi khi điều kiện thời tiết xuất hiện gió lớn và mưa nặng hạt.
Một chiến thuật khác để đá phạt góc chính là sút thẳng trực tiếp vào khung thành đội bạn. Không giống với các tình huống đá phạt ở khu vực bên ngoài vòng cấm, để có thể ghi bàn trực tiếp từ phạt góc là vô cùng khó. Cầu thủ làm được điều này phải là người có kỹ thuật tốt, sút bóng vừa có đủ độ xoáy và mạnh. Trong lịch sử bóng đá, người hâm mộ mới chỉ chứng kiến một vài ngôi sao có thể thực hiện điều này như Hagi, Roberto Carlos hay Ronaldinho.
Chiến thuật cho đội phòng ngự
Không chỉ có đội bóng tấn công mới cần lưu ý đến chiến thuật cho những tình huống phạt góc. Nên nhớ rằng đội phòng ngự cũng cần đặc biệt lưu ý đến điều này. Đầu tiên chính là việc phân bổ số cầu thủ nhất định có mặt ở trong khu vực trong và ngoài vòng cấm. Thông thường, các tiền đạo sẽ đứng ở vị trí giữa sân để chờ đến lúc bóng được luân chuyển.
Bên cạnh đó, các đội phòng ngự sẽ bố trí từ 2 đến 3 người đứng ở sát vạch 16m50 của khung thành. Họ sẽ là những người có tốc độ và khả năng chuyền bóng tốt. Khi bóng đến chân, họ sẽ ngay lập tức chuyển trạng thái để phản công chớp nhoáng.
Xem thêm: Cá Cược Thể Thao Kèo Châu Á Thế Giới Bóng Đá Trong Tầm Tay
Đối với bên trong vòng cấm địa, các cầu thủ có chiều cao tốt sẽ là những người được bố trí ưu tiên đứng tại khu vực này. Họ sẽ cần phải theo kèm những đối thủ to lớn khác của đội tấn công để ngăn chặn đường chuyền bổng.
Trong khi đó, thủ môn sẽ phải đứng ở gần đường cầu môn khung thành và cách cột xa khoảng 2m. Ngoài việc cản phá các đường bóng được chuyền vào thì họ cũng phải bố trí, sắp xếp đồng đội phòng ngự bên trong vòng cấm một cách hợp lý.
Ngoài ra, tùy vào các tình huống trên sân và thế trận, một số đội bóng còn bố trí thêm một người đứng ở khu vực gần nhất với cầu thủ đá phạt góc. Phương pháp này được áp dụng cho việc ngăn chặn các đường chuyền ngắn hướng vào trung lộ. Bên cạnh đó, họ còn gây ra áp lực, quấy rối và tạo sự ức chế cho đối phương để làm giảm chất lượng các đường chuyền.
Kết luận
Thông qua bài viết, Bongbet đã giải đáp cho quý độc giả thế nào là đá phạt góc trong bóng đá. Cùng với đó là những quy định và luật cụ thể khi áp dụng cho các tình huống này. Hy vọng rằng các thông tin được chia sẻ là một nguồn tham khảo hữu ích cho các bạn. Đừng quên theo dõi chúng tôi thường xuyên để đọc nhiều bài viết khác nhé.
Xem thêm: Tìm Hiểu Về Soi Kèo Bóng Đá Để Nắm Bắt Cơ Hội Chiến Thắng